Túi khí xe ô tô hoạt động như thế nào?

Túi khí xe ô tô là gì? Túi khí hoạt động như thế nào? Hãy cùng Nissan Vinh tìm hiểu về túi khí để bảo vệ chính mình và những người ngồi trên xe.

Túi khi ô tô hoạt động như thế nào?

Túi khí là gì?

Túi khí là một trong những hệ thống an toàn quan trọng trong xe ô tô, nó giúp hạn chế chấn thương cho người ngồi trong xe khi có va chạm xảy ra. Khi tai nạn xảy ra để người ngồi trong xe không bị chấn thương nặng, phải đảm bảo được hai yếu tố. Giữ cho cabin xe cứng vững ít bị biến dạng. Đồng thời giảm thiểu chấn thương do hành khách bị “quăng quật” bên trong cabin khi xảy ra tai nạn.

Cách thức hoạt động của túi khí

Túi khí được trang bị bộ cảm biến va chạm có vai trò kích hoạt hệ thống bơm nếu xảy ra va chạm trực diện nghiêm trọng khi chiếc xe vượt quá tốc độ 25km/h. Hệ thống bơm đốt cháy hỗn hợp hóa học của Natri azide (NaN3) và Kali nitrat (KNO3) để tạo ra một xung khí Nitơ, nhanh chóng làm phồng một chiếc túi nylon mỏng.

Khi chiếc túi phồng lên, nó sẽ bung ra để ngăn không cho mặt và người bạn đập vào vô lăng, bảng điều khiển hoặc bề mặt ở phía trước. Khi đầu hoặc cơ thể của bạn chạm túi khí, nó sẽ làm giảm lực tác động bằng cách xả hơi qua các lỗ ở chân đế.

Túi khí phía người lái đốt cháy và phồng lên trong vòng 20-30 mili giây, hoặc còn nhanh hơn nửa cái chớp mắt của bạn. Túi khí bên hành khách thì mất 30-40 mili giây để kích hoạt.

Túi khí được thiết kế để bung ra khi tốc độ va chạm trên 25km/h và khi góc giữa tác động và hai bên xe khoảng 30 độ. Điều này có nghĩa là túi khí ở phía trước sẽ không bung khi có tác động từ phía bên hông hoặc xe bị lật.

 

Nơi đặt túi khí trên xe ô tô

Túi khí được trang bị ở đâu?

Được trang bị trong hốc vô lăng để bảo vệ người lái trong những va chạm trực diện. Chúng còn có thể được gắn trên xe để bảo vệ người ngồi trước và hành khách phía sau trong nhiều tình huống. Bao gồm cả các va chạm bên hông và lật xe. Một số xe ô tô có tới 9 túi khí, mặc dù trên thực tế không có yêu cầu tối thiểu về số lượng cần có bởi chúng được xếp loại là một hạng mục thiết bị an toàn bổ sung chứ không phải bắt buộc, giống như dây đai an toàn.

  • Túi khí phía trước: Ban đầu được trang bị ở phía trước xe để bảo vệ người lái khỏi những va chạm về phía trước và được gắn trong vô lăng. Sau đó, túi khí hành khách phía trước đã được giới thiệu và lắp đặt dưới táp lô.
  • Túi khí đầu gối: Áp dụng với những va chạm về phía trước để bảo vệ đầu gối của người ngồi trước khỏi việc đập vào cột lái và táp lô.
  • Túi khí bên: Áp dụng với va chạm bên hông và trong trường hợp xe bị lật.
  • Túi khí chân: Giúp giảm chấn thương ở bàn chân và bắp chân.
  • Túi khí rèm: Bung xuống từ trần để bảo vệ phần đầu người ngồi trên xe và giữ ở trạng thái phồng.
  • Túi khí bên thân: Bung lên từ phía bên cạnh ghế và giữ ở trạng thái phồng.
  • Túi khí ở dây đai an toàn: Bung từ phía dây đai an toàn qua ngang thân và vai.

————————————
Đại Lý Nissan Vinh
►chat: http://bit.ly/nissanvinh
►Facebook: https://www.facebook.com/otonissanvinh/
►Instagram: http://bit.ly/instagram_nissanvinh
►Youtube: http://bit.ly/youtube_nissanvinh
►Website: https://nissan-vinh.vn/
►Hotline KD:0906.959.155
►Hotline DV:0238 8608668‬ hoặc 093 2346626
►Địa chỉ: 186 Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh

 

 

Bài viết liên quan

Hotline Kinh Doanh
Hotline Dịch vụ
Hotline CSKH
NHẬN KHUYẾN MÃI